Dự án phát triển đảo Phú Quốc vẫn "treo"
2011-09-21 04:05:53
Đảo Phú Quốc (đảo Ngọc) sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của ĐBSCL theo Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch và đầu tư vẫn chậm triển khai..
Xây chậm, bán nhanh
Diện tích đất phát triển du lịch của Phú Quốc hơn 5.000 ha, trong đó, vùng phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái hơn 3.000 ha dọc theo bờ biển phía Tây là Bãi Thơm, Bãi Dài, Gành Dầu, Cửa Cạn; phía Bắc là Hòn Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm; phía Nam là Bãi Sao, Bãi Khem, quần đảo Nam An Thới. Diện tích còn lại phát triển du lịch hỗn hợp.
Đã có 150 dự án đầu tư du lịch, trong đó, 36 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích hơn 1.700 ha đất, vốn gần 42.000 tỷ đồng. Đến nay, mới có 7 dự án đi vào hoạt động trên diện tích 16,6 ha (0,9% diện tích có chứng nhận đầu tư), vốn 864 tỷ đồng (2% tổng vốn đăng ký). Số còn lại đang triển khai, quy hoạch, hoặc mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo ông Văn Hà Phong, Bí thư Huyện ủy Phú Quốc, việc quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành cũng như thực hiện dự án diễn ra rất chậm. Kế hoạch năm 2010 hình thành một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, thu hút 300 - 350 ngàn khách du lịch đã không đạt được.
Nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Rockinham (Mỹ) xin 1.000ha, hứa hẹn vốn đầu tư 1 tỷ USD cũng chưa triển khai. Nhiều ý kiến cho rằng, một số người chạy chủ trương đầu tư rồi sang nhượng kiếm lời. Năm 1993, UBND xã Dương Tơ trưng dụng gần 0,6 ha đất tại ấp Cửa Lấp của nhiều hộ dân để quy hoạch chợ, nhưng sau đó đem phân lô bán nền. Vụ việc bị khiếu nại thì đến năm 2004, phần đất này cùng diện tích lân cận, tổng cộng hơn 5 ha, được giao cho Công ty Lan Anh làm du lịch. Dự án này đã được đổi chủ.
Bà Dương Thị Oanh, người ở xã Dương Tơ có đất trong dự án, bức xúc: “Thông báo đất nhà tôi quy hoạch du lịch sáu bảy năm nay nhưng không làm. Chính quyền mời dân lên họp mấy lần bàn chuyện bồi thường, cãi nhau chán rồi về. Lúc đầu họ nói không bồi thường, thu trắng, khi dân kiện thì đưa giấy báo bồi thường viết chung chung. Nhà tôi có hơn 2ha đất trồng cây lâu năm, bồi thường 380 triệu đồng, trong khi giá đất thị trường ở đây một héc-ta trên 10 tỷ đồng”.
Tiến thoái lưỡng nan
Các dự án du lịch tập trung ở những bãi biển đẹp, dân cư sinh sống lâu đời. Do dự án chậm triển khai nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp, đầu tư kinh doanh…
Ông Hồ Phi Thủy có 3 ha đất ở ấp 7, thị trấn An Thới. Năm 2003, ông làm thủ tục cấp sổ đỏ thì bị ngưng lại cho Công ty Miền Nhiệt Đới làm dự án du lịch.
Ông Thủy nói rằng, ông không nhận được quyết định thu hồi đất nào, chỉ có một người tự giới thiệu là đại diện của Công ty đến trả giá 98 triệu đồng, sau đó tăng lên 700 triệu đồng. Năm 2009, một người tên Long giới thiệu là đại diện cho một công ty khác đến trả giá 2,5 tỷ đồng. Đất không được làm sổ đỏ nên gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh sống.
Dự án của Công ty Đại Cát Hoàng Long tại ấp Bãi Thơm, xã Bãi Thơm, rộng 200 ha trùm lên đất của hơn 70 hộ dân. Dự án treo 6 năm nay, người dân không thể làm sổ đỏ, không thể mua bán sang nhượng, không dám đầu tư sản xuất.
Hơn 170 hộ dân tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương cũng khó khăn vì 279 ha đã được công bố quy hoạch du lịch. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào vườn tiêu và cây ăn trái, nay vướng quy hoạch không dám đầu tư.
Dự án quy hoạch Khu phức hợp Bãi Trường kéo dài từ ấp Đường Bào, xã Dương Tơ đến ấp Bảy, thị trấn An Thới, có 38 nhà đầu tư, diện tích 1.140 ha, liên quan 535 hộ dân. Theo kế hoạch đầu năm 2011, chính quyền sẽ giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thỏa thuận giá bồi thường, xây dựng bố trí tái định cư, công ăn việc làm lâu dài của người dân vẫn chưa có phương án cụ thể.
Theo nhiều người địa phương, một số ít người nhờ đầu cơ đất, bán dự án đã giàu lên, còn đa số người dân trong vùng dự án vẫn nghèo. Những vườn hồ tiêu đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc đang tiêu điều vì nằm trong vùng dự án du lịch. Trong khi đó, môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác đá, cát ồ ạt, rừng bị tấn công nhiều phía...
2011-09-21 04:05:53
Đảo Phú Quốc (đảo Ngọc) sẽ trở thành trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của ĐBSCL theo Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, đến nay quy hoạch và đầu tư vẫn chậm triển khai..
Khu đất quy hoạch du lịch ở xã Dương Tơ bị "treo" nhiều năm. Ảnh: Hồng Lĩnh. |
Xây chậm, bán nhanh
Diện tích đất phát triển du lịch của Phú Quốc hơn 5.000 ha, trong đó, vùng phát triển du lịch theo hướng du lịch sinh thái hơn 3.000 ha dọc theo bờ biển phía Tây là Bãi Thơm, Bãi Dài, Gành Dầu, Cửa Cạn; phía Bắc là Hòn Thơm, Rạch Tràm, Rạch Vẹm; phía Nam là Bãi Sao, Bãi Khem, quần đảo Nam An Thới. Diện tích còn lại phát triển du lịch hỗn hợp.
Đã có 150 dự án đầu tư du lịch, trong đó, 36 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với diện tích hơn 1.700 ha đất, vốn gần 42.000 tỷ đồng. Đến nay, mới có 7 dự án đi vào hoạt động trên diện tích 16,6 ha (0,9% diện tích có chứng nhận đầu tư), vốn 864 tỷ đồng (2% tổng vốn đăng ký). Số còn lại đang triển khai, quy hoạch, hoặc mới được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo ông Văn Hà Phong, Bí thư Huyện ủy Phú Quốc, việc quy hoạch chung và quy hoạch chuyên ngành cũng như thực hiện dự án diễn ra rất chậm. Kế hoạch năm 2010 hình thành một số khu du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, thu hút 300 - 350 ngàn khách du lịch đã không đạt được.
Nhiều nhà đầu tư lớn như Tập đoàn Rockinham (Mỹ) xin 1.000ha, hứa hẹn vốn đầu tư 1 tỷ USD cũng chưa triển khai. Nhiều ý kiến cho rằng, một số người chạy chủ trương đầu tư rồi sang nhượng kiếm lời. Năm 1993, UBND xã Dương Tơ trưng dụng gần 0,6 ha đất tại ấp Cửa Lấp của nhiều hộ dân để quy hoạch chợ, nhưng sau đó đem phân lô bán nền. Vụ việc bị khiếu nại thì đến năm 2004, phần đất này cùng diện tích lân cận, tổng cộng hơn 5 ha, được giao cho Công ty Lan Anh làm du lịch. Dự án này đã được đổi chủ.
Bà Dương Thị Oanh, người ở xã Dương Tơ có đất trong dự án, bức xúc: “Thông báo đất nhà tôi quy hoạch du lịch sáu bảy năm nay nhưng không làm. Chính quyền mời dân lên họp mấy lần bàn chuyện bồi thường, cãi nhau chán rồi về. Lúc đầu họ nói không bồi thường, thu trắng, khi dân kiện thì đưa giấy báo bồi thường viết chung chung. Nhà tôi có hơn 2ha đất trồng cây lâu năm, bồi thường 380 triệu đồng, trong khi giá đất thị trường ở đây một héc-ta trên 10 tỷ đồng”.
Tiến thoái lưỡng nan
Các dự án du lịch tập trung ở những bãi biển đẹp, dân cư sinh sống lâu đời. Do dự án chậm triển khai nên người dân gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất nông nghiệp, đầu tư kinh doanh…
Ông Hồ Phi Thủy có 3 ha đất ở ấp 7, thị trấn An Thới. Năm 2003, ông làm thủ tục cấp sổ đỏ thì bị ngưng lại cho Công ty Miền Nhiệt Đới làm dự án du lịch.
Ông Thủy nói rằng, ông không nhận được quyết định thu hồi đất nào, chỉ có một người tự giới thiệu là đại diện của Công ty đến trả giá 98 triệu đồng, sau đó tăng lên 700 triệu đồng. Năm 2009, một người tên Long giới thiệu là đại diện cho một công ty khác đến trả giá 2,5 tỷ đồng. Đất không được làm sổ đỏ nên gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh sống.
Dự án của Công ty Đại Cát Hoàng Long tại ấp Bãi Thơm, xã Bãi Thơm, rộng 200 ha trùm lên đất của hơn 70 hộ dân. Dự án treo 6 năm nay, người dân không thể làm sổ đỏ, không thể mua bán sang nhượng, không dám đầu tư sản xuất.
Hơn 170 hộ dân tại ấp Ông Lang, xã Cửa Dương cũng khó khăn vì 279 ha đã được công bố quy hoạch du lịch. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào vườn tiêu và cây ăn trái, nay vướng quy hoạch không dám đầu tư.
Dự án quy hoạch Khu phức hợp Bãi Trường kéo dài từ ấp Đường Bào, xã Dương Tơ đến ấp Bảy, thị trấn An Thới, có 38 nhà đầu tư, diện tích 1.140 ha, liên quan 535 hộ dân. Theo kế hoạch đầu năm 2011, chính quyền sẽ giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc thỏa thuận giá bồi thường, xây dựng bố trí tái định cư, công ăn việc làm lâu dài của người dân vẫn chưa có phương án cụ thể.
Theo nhiều người địa phương, một số ít người nhờ đầu cơ đất, bán dự án đã giàu lên, còn đa số người dân trong vùng dự án vẫn nghèo. Những vườn hồ tiêu đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc đang tiêu điều vì nằm trong vùng dự án du lịch. Trong khi đó, môi trường đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác đá, cát ồ ạt, rừng bị tấn công nhiều phía...
(Theo Tienphong)