Một chuyến đi Phú Quốc
2013-07-16 09:15:00
Cuối năm ngoái, trong một chuyến công tác ở Việt Nam (đi làm thuê cho một công ty thuốc), tôi có cơ duyên ra Phú Quốc đúng 1 ngày rưỡi. Chuyến đi ngắn ngủi đó để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp những cũng một vài suy tư mà hôm nay tôi mới có dịp giãi bày ở đây..
Vào nhà ga, đang chờ lấy hành lí thì gặp M, thằng em họ hành nghề bác sĩ mới đi học ở Mĩ về, nghe nói đang làm cho Sở Y tế. Tôi ngạc nhiên hỏi “ủa sao em có mặt ở đây, làm gì ở đây”, nó nói: “đón đoàn các anh”. Trời, tôi ngán chữ “các anh”, vì tôi chỉ là người đi ké, chứ cái ông Tây bên cạnh tôi mới là VIP. Sau này tôi mới biết là vì phía bệnh viện sợ không có ai đi cùng ông VIP mà thạo tiếng Anh để nói chuyện vơi ông ấy, nên phải cử M ra đây để đón. Nhưng thấy tôi thì chắc M nó nghĩ nó mất việc làm. Tôi hiểu, nên khi đi lên xe, tôi để cho M và ông VIP trò chuyện, còn tôi thì … chụp hình chung quanh.
Vì thời gian có hạn, nên anh Đ đề nghị đi thẳng lên một quán ăn bình dân ở phía Bắc của đảo. Thế là cả đoàn lên xe đi về quán. Xe đi trên một con lộ đá duy nhất, băng qua những cánh rừng nguyên sinh, những cánh đồng trồng tiêu mênh mông, tôi thấy mình như lạc vào thiên nhiên của cả trăm năm trước khi ông cha ta ra đây lập nghiệp. Hai bên đường cũng có nhà dân, nhưng nhà cửa rất tạm bợ, và chỉ nhìn qua có thể nói là dân ở đây còn rất nghèo. Không hiểu sao mỗi lần đi qua nhìn một đứa bé lam lũ áo rách tơi làm tôi đau thót ruột, có khi không dám nhìn. Tôi nghe ông VIP trò chuyện với M và suýt xoa khen cảnh đẹp Phú Quốc.
Biên Hải Quán
Quán ăn có cái tên rất độc đáo: “Biên Hải Quán”. Quán ăn rất bình dân, nằm ngay bên cạnh biển, nhìn ra rất … trữ tình. Ai có tâm hồn thơ rất dễ thốt thành thơ khi ngồi ở quán này. Biên Hải Quán đúng với địa điểm của nó, vì nằm ở khu Gành Dầu, cực Bắc Phú Quốc. Từ đây nhìn sang Cambodia thấy rất rõ xe cộ giao thông bên ấy. Thật ra, mấy ngư dân bên Cambodia vẫn sang Việt Nam ăn uống và đánh cá, nhưng “phe ta” thì lờ đi, vì chắc muốn giữ tình hữu nghị.
Quán còn là chỗ quen biết của bệnh viện. Vì thế, xe mới ghé, và khách mới bước vào quán là chủ quán biết ngay, cứ như là lâu ngày gặp lại người quen vậy. Chủ quán là người gốc Rạch Giá, mới ra đây lập nghiệp vài năm, nên rất rành bệnh viện và các bác sĩ ở đó. Ông chủ quán tên là Hai Trang, nhưng người quen thì gọi là Út Trà Đá, một cái tên ấn tượng, vì ông thích uống trà đá!
Lúc đó đã 2 giờ chiều. Nắng chói chang. Nhìn ông VIP cứ lấy khăn lau mặt mà tôi thấy … tội nghiệp. Thật ra thì tôi cũng có hơn gì ông ấy, tôi cũng thấy nóng lắm chứ, mặt đỏ cả, nhưng cũng làm gan để là dân địa phương nên không lên tiếng than gì cả. Anh Đ có lẽ biết ý nên kêu bia ra uống trước, nói chuyện trên trời dưới đất, rồi mới tới ăn sau. Thử tưởng tượng, một buổi trưa hè, trước một bãi biển đẹp rợn người, bên cái quán cóc này, mà có bia uống thì có lẽ cũng đành quên đời, đáng bỏ lại những bươn chải trong đời sống để hưởng một vài giờ thần tiên lắm chứ.
Món ăn đương nhiên là toàn hải sản, bởi vì quán chỉ có bán hải sản chứ không có gì khác. Mà, hải sản tươi, chứ không phải để trong tủ lạnh cả tháng trời như ở Úc đâu nhé. Mực tươi, cá tươi, tôm tươi, sò tươi, và nhất là con gì tròn tròn đen có gai dài khi nướng lên ăn gạch rất ngon. Ông VIP nói ở bên Ý cũng có con này, nhưng họ ăn sống chứ không nướng. Hôm đó, bữa ăn bình dân mà còn rất vui vì được chính ông chủ quán Út Trà Đá cầm đờn ca cải lương cho khách nghe. Nghe nói ông chủ quán là dân rất văn nghệ, nên khi có khách đông là ông thích cầm đờn ngồi ca cải lương tài tử vừa thể hiện văn nghệ tính của mình, vừa giúp vui cho thực khách. Thú thật, tôi rất ấn tượng với hình ảnh một người nghệ sĩ tài tử cầm đàn ca hát cải lương giữa nơi biển cả mênh mông này. Tôi hứa trong lòng lần sau sẽ quay lại quán này để không phải chỉ ăn mà muốn nghe cải lương.
Tôi có “thăm” nhà vệ sinh của quán và thấy còn quá thô sơ. Tôi không dấu được cảm tưởng của mình, nên tôi nói nhỏ với chủ quán là nên xây lại cái nhà vệ sinh cho sạch sẽ hơn và kín đáo hơn, chứ để như thế này thì khách Tây rất ngại. Ông cầm tay tôi và nói lời cảm ơn rối rít.
Ăn và làm
Ăn uống xong, chúng tôi lên xe đi vài chỗ tham quan khác, rồi về khách sạn Thiên Hải Sơn ở Dương Đông. Khách sạn không phải loại sang gì, nhưng hình như cũng tiêu chuẩn 3 sao, rất sạch sẽ, và rộng. Khách sạn có cả hệ thống wifi mà nhiều khách sạn Tây phương 4 sao còn không có (hay có mà charge cái giá trên trời để khách không ai dám sử dụng). Check-in phòng xong thì trời cũng đã xế chiều. Nói chuyện một hồi thì trời cũng tối. Thấy biển là tôi muốn nhảy xuống tắm rồi. Thành ra, tôi đề nghị M và một anh bạn từ Hà Nội đi … tắm. Ai cũng tưởng tôi điên, vì trời tối rồi, cũng 7 giờ gì đó mà đi tắm thì quả là hơi bất thường. Nhưng tôi nói mình chỉ còn ở đây đêm nay, còn ngày mai thì có chương trình đi và trưa thì về Rạch Giá rồi, không tắm đêm nay thì sẽ không có cơ hội gần nữa. Thế là 3 người đi tắm biển. Biển mênh mông, rất êm, trời tối như mực, nhưng chỉ có … 3 đứa chúng tôi. Thật là thích, vì chẳng ai quấy rầy, và mình tha hồ thả hồn theo con nước.
Tắm xong thì lại đến giờ đi nhậu, ăn tối. Chúng tôi kéo nhau đến một quán ở trên một khách sạn khác. Quán này khá sang trọng, và đồ ăn thật ngon. Vẫn “món ruột” của Phú quốc là hải sản. Tôi chỉ thích món gỏi cá trích, và hôm đó tôi thật sự thích món này. Loại cá này phải ở Phú Quốc thì mới ngon. Cá chích ướp với củ hành tím và dầu cùng nước cốt chanh, cuốn với bánh tráng và rau sống, chấm nước mắm chua ngọt, thì không cần nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao, ta cứ thưởng ngày hôm nay cái đã. Lúc đó, câu nói “Xin cho con một ngày dùng đủ” nó hợp thời hợp cảnh làm sao! Ngay cả ông VIP người Ý lần đầu ăn cá này mà ông ấy cũng khen ngon. Không ngon sao được, nếu so với mấy món bánh tằm của Ý hay món pizza thì gỏi cá trích phải ngon hơn cả triệu lần.
Trên bàn tiệc, qua trao đổi, tôi mới phát hiện là “phe ta” chưa chuẩn bị gì cho buổi làm việc ngày thứ Hai! Tôi nói với anh Đ là mình phải tỏ ra chuyên nghiệp (professional) trong lần làm việc này với ông Ý này. Tôi đề nghị là phải thảo một lịch trình làm việc cho ông ấy vào ngày thứ hai, cụ thể từng giờ và phút, như giờ nào ai đón ông ta ở khách sạn; giờ nào ăn sáng, ở đâu; giờ nào làm việc ở khoa nào, gặp ai; giờ nào ăn trưa, ở đâu; và giờ nào ông ấy sẽ ra phi trường, v.v… Ngoài ra, còn phải có hai phiên bản powerpoint, một bản tiếng Việt và một bản tiếng Anh, có đầy đủ thông tin y tế về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, về Kiên Giang, về bệnh viện, v.v… Mục tiêu là làm sao phải chứng minh cho thấy đây là vùng nghèo và thiệt thòi, để ông ấy thấy tài trợ vào đây là đúng chỗ. Mà, tôi thật sự tin là vùng quê tôi là vùng nghèo, nên tôi dù có lên trời xuống biển, tôi cũng phải chứng minh cho được điều đó.
Thế nhưng cái khó là chưa có ai chuẩn bị gì cả. Cũng chẳng có thông tin gì cả, hay có thông tin nhưng chưa thật sự thích hợp mấy. Thế là tôi bàn với anh Đ và M là khi về khách sạn, chúng ta phải làm việc đêm nay chứ không ngủ trước 12 pm được. Một điều rất may mắn là như tôi đề cập trên khách sạn có wifi, và thế là đêm đó, tôi và M ngồi trong phòng tôi, 2 cái laptop làm việc tưng bừng. M đi tìm tài liệu trên net, cùng với tôi soạn phần tiếng Việt, sau đó chuyển sang phần tiếng Anh. Ấy thế mà đến gần nửa đêm, chúng tôi soạn xong hai bài nói chuyện trên powerpoint bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phần trình bày đẹp, chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế, từ câu chữ đến số liệu, biểu đồ đều rất “chiến lược”. Tôi có một đêm ngủ yên giấc, và thấy mình cũng đạt được “outcome” cho ngày sắp tới. Đúng như tôi dự đoán, buổi làm việc ngày thứ Hai diễn ra ở bệnh viện rất tốt. Ông VIP cứ nói với tôi rằng ông ấy đi làm việc ở Việt Nam cũng nhiều, nhưng đây là lần làm việc “methodical” (chữ của ông, có nghĩa là hệ thống) nhất và chuyên nghiệp nhất.
Chó, nước mắm và bảo tàng Phú Quốc
Sáng hôm sau, chúng tôi đến tham quan khu nuôi chó Phú Quốc, một nhà sản xuất nước mắm, và một viện bảo tàng tư nhân. Chó Phú Quốc là một giống chó đặc biệt từ đặc tính hình thể đến tính thông minh. Chó Phú Quốc có lông xoáy trên lưng và chân có màng như chân vịt, tuy thân hình không to nhưng nhìn rất cường tráng. Điều đặc biệt là chó Phú Quốc có khả năng bơi lội giỏi và săn bắt giỏi. Có người từng mua chó Phú Quốc về nuôi ở đất liền, nhưng hình như không mấy thành công vì chúng không thích nghi với môi trường đất liền và tỉ lệ tử vong rất cao. Nói chuyện với người chủ trại nuôi chó Phú Quốc, anh nói không ai biết nguồn gốc của chó Phú Quốc đến từ đâu. Có người nói là từ Thái Lan từ khoảng 400 năm trước, nhưng các chuyên gia cho rằng giả thuyết này không thể đứng vững và cũng chẳng có bằng chứng nào phù hợp với giả thuyết đó. Theo tôi, chỉ có một cách là phân tích gien. Chỉ có thể phân tích gien, chúng ta mới biết hay ít ra là truy tầm được nguồn gốc của chó Phú Quốc.
Đến Phú Quốc mà không ghé qua mua vài chai nước mắm thì quả là một thiếu sót. Do đó, trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi tranh thủ ghé qua một hãng làm nước mắm nổi tiếng ở Phú Quốc (mà tôi đã quên tên). Chúng tôi được người làm trong hãng dẫn đi cho xem cách làm nước mắm ra sao và cách pha chế như thế nào. Vào phòng làm nước mắm, với những cái thùng khổng lồ, mùi hôi rất khó chịu lúc ban đầu, nhưng chỉ vài phút sau thì cũng … thích ứng.
Nước mắm là món quốc hồn quốc túy của Việt Nam, là một đặc trưng văn hóa ẩm thực của ta. Ấy thế mà chẳng hiểu sao khi người ta nói đến nước mắm, người ta lại cười và xem đó như là một cái gì hôi thúi! Tại sao không đặt nước mắm vào một vị trí trang trọng trong bữa ăn người Việt? Phải cho mấy anh Tây thấy mấy anh ấy ăn được nước mắm là một vinh dự. Đó cũng chính là điều tôi nói với tay VIP hôm đó. Khi vào nhà chứa nước mắm, ông ấy đưa tay lên bịt mũi và than là hôi; tôi hơi nóng mặt nên mới nghiêm mặt nói với ông ấy là (có chút phịa): Mày biết không, được vào đây là một đặc quyền đó nghen mày, ngày xưa chỉ có quan mới được ăn một húp nước mắm và phải sử dụng chén kiểu cho thật tốt, chứ chén thường thì không xứng đáng với nước mắm. Hắn ta nhìn tôi ngạc nhiên: thế cơ à? Tôi thản nhiên nói: Ừ, đương nhiên.
Theo tôi thấy, nước mắm Phú Quốc ngon hơn nước mắm Phan Thiết, có lẽ vì cách làm và bảo quản. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ cá cơm, và một công thức “6 cá + 4 muối” (hay 4 cá + 6 muối, tôi quên rồi) có từ 200 năm qua. Còn nhớ những năm Việt Nam còn bị cấm vận và nghèo đói, hàng hóa Việt Nam chưa xuất khẩu ra nước ngoài, các công ti Thái Lan đua nhau dán những nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc, cá cơm Phú Quốc, v.v… mà họ viết sai chính tả (có lẽ do ai đó bày cho họ cách viết như thế), nhưng vẫn được đồng hương Việt ngoài này mua rất nhiều. Thời đó, chỉ thấy hai chữ “Phú Quốc”, dù viết sai chính tả, là tôi thấy cũng gần nhà rồi. Thành ra, chúng tôi cũng “cúng” khá nhiều cho các con buôn Thái Lan mượn tên Việt Nam.
Tuy nhiên, điều đáng buồn là cho đến nay, dù nước mắm Phú Quốc đã xuất khẩu ra ngoài, nhưng vẫn chưa chiếm lĩnh thị trường nước ngoài nơi mà hàng Thái Lan đã và đang “làm mưa làm gió”. Tôi thấy một phần là do chiến lược tiếp thị (maketing strategy) của các công ti Việt Nam chưa được tốt, một phần do cách làm ăn chụp dựt và gian dối của người Việt Nam, một phần nữa là giá cả hơi … chảnh, nên dần dần mất ngay cả lòng tin của ngườii Việt. Không biết bao giờ nước mắm Phú Quốc mới lấy lại thương trường cho xứng danh với thương hiệu đã có trên 200 năm qua. Đó là một câu hỏi lớn mà câu trả lời cho đến nay vẫn chưa có.
Điều làm tôi thấy thú vị là người Phú Quốc đã bắt đầu biết duy trì hiện vật và chứng từ của đảo trong thời đại kinh tế thị trường đang ùa vào như hiện nay. Đi một vòng trung tâm bảo tàng tư nhân, trên một con đồi thoi thoi, tôi thấy như là một hành trình về quá khứ. Tôi nghĩ / tưởng tượng đến những tiền nhân đến đây lập nghiệp từ những 200 năm trước khi vùng đất này thuộc về Việt Nam … Thời đó, chắc chắn những người khai khẩn ở đây rất cực khổ, ấy thế mà bây giờ chẳng thấy một con đường nào hay một khu phố ghi danh họ cả.
Hôm đó, trong nhà bảo tàng, tôi tình cờ bắt chuyện với một cô hướng dẫn người … Huế. Tôi hỏi sao em lưu lạc từ Huế vào đây, theo nhà hay theo tiếng gọi của tình yêu, thì em cười rất Huế nói rằng em chỉ tìm được việc làm là đi … nam tiến. Thế thôi. Ngày nay, Phú Quốc có khoảng 80.000 dân, và người dân cũng đến từ “tứ xứ”, từ Bắc, Trung, Nam ra đây định cư và tìm cơ hội. Phú Quốc hôm nay vẫn còn nghèo, nhưng với những con người mới như em này, hi vọng nay mai Phú Quốc sẽ thay da đổi thịt trở thành phồn thịnh hơn.
Nhưng đó chỉ là hi vọng thôi, bởi vì trong thực tế thì Phú Quốc đã bị bán rồi. Chữ “bán” là chữ của anh tài xế lái xe hôm đó, nhân dịp rảnh rổi tôi lân la hỏi chuyện. Anh cho biết anh là người địa phương, thế hệ thứ tư ở đây, nhưng mấy năm gần đây, có quá nhiều đại gia từ Hà Nội và Sài Gòn, kể cả chính khách và quan chức lớn, ra đây mua hết đất. Hầu hết những khu đất gần biển đều được bán cho các đại gia này. Nhiều khách sạn sang trọng đang được xây dựng không phải của dân địa phương mà của các đại gia đó. Điều này làm tôi nhớ đến câu nói của anh chàng Tây ba lô tôi đề cập lúc đầu là nay mai có thể người dân Phú Quốc không còn bãi biển công cộng để tắm. Người ta đã chia chác nhau hết rồi. Có lẽ đây là hệ quả của chính sách qui hoạch của chính quyền trung ương và địa phương.
Tính về diện tích, Phú Quốc không nhỏ chút nào, vì tương đương với Singapore, và tài nguyên thì chắc hơn Singapore. Thế nhưng tôi vẫn không muốn Phú Quốc là một Singapore như nhiều người mong muốn; tôi chỉ muốn Phú Quốc với thiên nhiên như ngày hôm nay, với nhiều trường học và bệnh viện hơn, và người dân khá hơn.
2013-07-16 09:15:00
Cuối năm ngoái, trong một chuyến công tác ở Việt Nam (đi làm thuê cho một công ty thuốc), tôi có cơ duyên ra Phú Quốc đúng 1 ngày rưỡi. Chuyến đi ngắn ngủi đó để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp những cũng một vài suy tư mà hôm nay tôi mới có dịp giãi bày ở đây..
Số là năm trước đó, trong lúc ở phi trường Tân Sơn Nhất chờ máy bay đi về Sydney, tôi có dịp trò chuyện với một du khách trẻ người Úc, loại “Tây ba lô”, mới đi Phú Quốc về. Trao đổi một lúc tôi mới biết anh chàng này mua vé discount đặc biệt của hãng Jet Star giá chỉ có 83 đô-la, và thế là anh ta có một chuyến đi 2 tháng trời từ Cambodia sang Việt Nam. Biết anh ta từng ghé Kiên Giang và Phú Quốc một tuần, tôi cho anh ta biết tôi là người Kiên Giang, rồi hỏi anh ta tình hình Phú Quốc ra sao, anh ta buồn buồn nói: “Tao sợ Phú Quốc sẽ chết trong tương lai”. Tôi ngạc nhiên hỏi sao mày lại nói thế. Anh ta nói anh ta chỉ thích một Phú Quốc hoang sơ, thiên nhiên, không có khách sạn 5 sao hay resort gì cả, nhưng rất tiếc là Phú Quốc đang đô thị hóa nhanh quá, và mai sau, có lẽ không còn bãi biển công cộng nữa. Anh ta còn hài hước nói với tôi trước khi chia tay mỗi người một phương: Tao nghĩ mày nên đi Phú Quốc nhanh lên, chứ không thì mày sẽ không còn thấy Phú Quốc của mày như hồi xưa đâu. Tôi nhớ hoài lời cảnh báo đó, nên nhất định phải đi Phú Quốc một lần cho biết.
Dịp may đó đến một cách tình cờ. Hôm đó là một ngày giữa tháng 12/2008, sau khi xong công việc, tôi định mua vé máy bay về Kiên Giang thăm nhà rồi sẽ đi Phú Quốc một hai ngày trước khi về Sydney. Nhưng vé máy bay đã được mua hết cả tháng trước, không cách gì mua được. Nhờ tình hình kinh tế khá lên, người dân có khả năng đi máy bay từ Kiên Giang đến Sài Gòn, và ngược lại, bởi vì giá cả không quá đắt mà lại rất tiện lợi và nhanh chóng. Thời gian bay giữa Kiên Giang và Sài Gòn chỉ 35 phút, thay vì phải gồng mình cho 6 tiếng xe đò trên những con đường tồi tệ nhất đất nước Việt Nam. Viết đến đây tôi thấy máu mình như nóng lên. Thật vậy, quốc lộ từ Sài Gòn về miền Tây là con lộ tồi tệ nhất, thê thảm nhất, giết người nhiều nhất ở Việt Nam. Không còn danh từ nào khác để dùng. Mỉa mai thay cho một vùng lúa gạo trù phú nhất đất nước! Quay lại chuyến đi của tôi, định quay sang mua vé xe thì tôi chợt nhớ đến anh Đ ở Bệnh viện Kiên Giang, vì anh rất tài trong việc dàn xếp đi lại. Tôi gọi điện cầu cứu anh Đ xem có cách nào không, thì anh hỏi tôi đang ở đâu. Đang ở Sài Gòn nè. Anh nói vậy thì hay quá vì anh ta sắp lên Sài Gòn để đón một ông VIP từ Ý sang bàn về tài trợ thiết bị xạ trị cho bệnh viện, có gì tôi sẽ cùng đi với ông VIP này và anh về Kiên Giang luôn, và sẵn đó giúp anh ta một vài việc. Trời ơi, đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh! Tôi ok ngay.
Đi Phú Quốc
Ngày hôm sau, anh Đ có mặt ở SG, và chúng tôi kéo nhau ra một quán ăn để chờ hai vị khách khác từ Hà Nội vào sẽ cùng đi với ông Tây đó về Kiên Giang. Tưởng là máy bay sẽ đáp xuống phi trường Rạch Sỏi, ai dè nó bay tuốt ra Phú Quốc! Mà, anh Đ thì ít nói, anh cũng chẳng nói cho tôi biết là mình đi đâu. Ngay cả ông VIP ngồi bên cạnh tôi cũng hỏi: “Bọn mình đang đi đâu đây mày?” Tôi nói đùa “Tao cũng như mày, có biết gì đâu, nhưng mày yên tâm, không ai bắt cóc mình đâu”. Chúng tôi cười thoải mái. Sau này tôi mới hiểu là anh Đ muốn đưa ông VIP đó đi Phú Quốc chơi ngày Thứ Bảy và Chủ nhật trước khi về làm việc ở bệnh viện. Đúng là một chiêu ngoại giao rất tinh vi. Nhưng tôi thì đương nhiên là chẳng phàn nàn gì cả; ngược lại, tôi rất vui và thấy mình đúng là may mắn quá.
Từ trên máy ATR nhìn xuống toàn cảnh đảo Phú Quốc tôi thấy lòng mình cứ nao nao, khó tả. Đây là nơi tôi từng đi công tác vài lần sau ngày giải phóng, từng viết bài phóng sự (thời đó tôi viết hăng lắm) cho Đài tiếng nói Việt Nam, thậm chí gửi đang cả báo Nhân Dân. Những địa danh như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Gành Dầu, v.v… cứ vang lên trong tôi. Cảm giác lúc đó giống như là cảm giác của một đứa con lạc loài sắp về đất mẹ. Nghe thì hơi cải lương đấy, nhưng thật sự tôi thấy mình như thế.
Dịp may đó đến một cách tình cờ. Hôm đó là một ngày giữa tháng 12/2008, sau khi xong công việc, tôi định mua vé máy bay về Kiên Giang thăm nhà rồi sẽ đi Phú Quốc một hai ngày trước khi về Sydney. Nhưng vé máy bay đã được mua hết cả tháng trước, không cách gì mua được. Nhờ tình hình kinh tế khá lên, người dân có khả năng đi máy bay từ Kiên Giang đến Sài Gòn, và ngược lại, bởi vì giá cả không quá đắt mà lại rất tiện lợi và nhanh chóng. Thời gian bay giữa Kiên Giang và Sài Gòn chỉ 35 phút, thay vì phải gồng mình cho 6 tiếng xe đò trên những con đường tồi tệ nhất đất nước Việt Nam. Viết đến đây tôi thấy máu mình như nóng lên. Thật vậy, quốc lộ từ Sài Gòn về miền Tây là con lộ tồi tệ nhất, thê thảm nhất, giết người nhiều nhất ở Việt Nam. Không còn danh từ nào khác để dùng. Mỉa mai thay cho một vùng lúa gạo trù phú nhất đất nước! Quay lại chuyến đi của tôi, định quay sang mua vé xe thì tôi chợt nhớ đến anh Đ ở Bệnh viện Kiên Giang, vì anh rất tài trong việc dàn xếp đi lại. Tôi gọi điện cầu cứu anh Đ xem có cách nào không, thì anh hỏi tôi đang ở đâu. Đang ở Sài Gòn nè. Anh nói vậy thì hay quá vì anh ta sắp lên Sài Gòn để đón một ông VIP từ Ý sang bàn về tài trợ thiết bị xạ trị cho bệnh viện, có gì tôi sẽ cùng đi với ông VIP này và anh về Kiên Giang luôn, và sẵn đó giúp anh ta một vài việc. Trời ơi, đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh! Tôi ok ngay.
Đi Phú Quốc
Ngày hôm sau, anh Đ có mặt ở SG, và chúng tôi kéo nhau ra một quán ăn để chờ hai vị khách khác từ Hà Nội vào sẽ cùng đi với ông Tây đó về Kiên Giang. Tưởng là máy bay sẽ đáp xuống phi trường Rạch Sỏi, ai dè nó bay tuốt ra Phú Quốc! Mà, anh Đ thì ít nói, anh cũng chẳng nói cho tôi biết là mình đi đâu. Ngay cả ông VIP ngồi bên cạnh tôi cũng hỏi: “Bọn mình đang đi đâu đây mày?” Tôi nói đùa “Tao cũng như mày, có biết gì đâu, nhưng mày yên tâm, không ai bắt cóc mình đâu”. Chúng tôi cười thoải mái. Sau này tôi mới hiểu là anh Đ muốn đưa ông VIP đó đi Phú Quốc chơi ngày Thứ Bảy và Chủ nhật trước khi về làm việc ở bệnh viện. Đúng là một chiêu ngoại giao rất tinh vi. Nhưng tôi thì đương nhiên là chẳng phàn nàn gì cả; ngược lại, tôi rất vui và thấy mình đúng là may mắn quá.
Từ trên máy ATR nhìn xuống toàn cảnh đảo Phú Quốc tôi thấy lòng mình cứ nao nao, khó tả. Đây là nơi tôi từng đi công tác vài lần sau ngày giải phóng, từng viết bài phóng sự (thời đó tôi viết hăng lắm) cho Đài tiếng nói Việt Nam, thậm chí gửi đang cả báo Nhân Dân. Những địa danh như Dương Đông, Dương Tơ, An Thới, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Gành Dầu, v.v… cứ vang lên trong tôi. Cảm giác lúc đó giống như là cảm giác của một đứa con lạc loài sắp về đất mẹ. Nghe thì hơi cải lương đấy, nhưng thật sự tôi thấy mình như thế.
Máy bay ATR (không phải ảnh của tôi)
Máy bay do phi công Việt điều khiển đáp xuống êm ru. Phi trường Phú Quốc nằm ở Dương Đông thật ra chỉ là một bãi đất rộng, chung quanh bao bọc bởi cỏ dại. Nhưng đường băng thì cũng rất chuẩn, ít ra là chuẩn như các phi trường địa phương ở Úc hay Mĩ. Bước ra máy bay tôi ngạc nhiên thấy nhà ga phi trường rất (nói theo dân địa phương) là hoành tráng. Nhà ga được xây theo kiến trúc hiện đại, cổng vòng cung, sử dụng nhiều đường nét curvature, chẳng khác gì một nhà ga ở nước ngoài. Thật ra, so với nhà ga phi trường Dubbo ở Úc mà tôi thường ghé, thì nhà ga Phú Quốc tốt hơn và hiện đại hơn cả 10 lần. Tôi mừng.
Nhà ga phi trường Phú Quốc
Vào nhà ga, đang chờ lấy hành lí thì gặp M, thằng em họ hành nghề bác sĩ mới đi học ở Mĩ về, nghe nói đang làm cho Sở Y tế. Tôi ngạc nhiên hỏi “ủa sao em có mặt ở đây, làm gì ở đây”, nó nói: “đón đoàn các anh”. Trời, tôi ngán chữ “các anh”, vì tôi chỉ là người đi ké, chứ cái ông Tây bên cạnh tôi mới là VIP. Sau này tôi mới biết là vì phía bệnh viện sợ không có ai đi cùng ông VIP mà thạo tiếng Anh để nói chuyện vơi ông ấy, nên phải cử M ra đây để đón. Nhưng thấy tôi thì chắc M nó nghĩ nó mất việc làm. Tôi hiểu, nên khi đi lên xe, tôi để cho M và ông VIP trò chuyện, còn tôi thì … chụp hình chung quanh.
Vì thời gian có hạn, nên anh Đ đề nghị đi thẳng lên một quán ăn bình dân ở phía Bắc của đảo. Thế là cả đoàn lên xe đi về quán. Xe đi trên một con lộ đá duy nhất, băng qua những cánh rừng nguyên sinh, những cánh đồng trồng tiêu mênh mông, tôi thấy mình như lạc vào thiên nhiên của cả trăm năm trước khi ông cha ta ra đây lập nghiệp. Hai bên đường cũng có nhà dân, nhưng nhà cửa rất tạm bợ, và chỉ nhìn qua có thể nói là dân ở đây còn rất nghèo. Không hiểu sao mỗi lần đi qua nhìn một đứa bé lam lũ áo rách tơi làm tôi đau thót ruột, có khi không dám nhìn. Tôi nghe ông VIP trò chuyện với M và suýt xoa khen cảnh đẹp Phú Quốc.
Biên Hải Quán
Quán ăn có cái tên rất độc đáo: “Biên Hải Quán”. Quán ăn rất bình dân, nằm ngay bên cạnh biển, nhìn ra rất … trữ tình. Ai có tâm hồn thơ rất dễ thốt thành thơ khi ngồi ở quán này. Biên Hải Quán đúng với địa điểm của nó, vì nằm ở khu Gành Dầu, cực Bắc Phú Quốc. Từ đây nhìn sang Cambodia thấy rất rõ xe cộ giao thông bên ấy. Thật ra, mấy ngư dân bên Cambodia vẫn sang Việt Nam ăn uống và đánh cá, nhưng “phe ta” thì lờ đi, vì chắc muốn giữ tình hữu nghị.
Quán còn là chỗ quen biết của bệnh viện. Vì thế, xe mới ghé, và khách mới bước vào quán là chủ quán biết ngay, cứ như là lâu ngày gặp lại người quen vậy. Chủ quán là người gốc Rạch Giá, mới ra đây lập nghiệp vài năm, nên rất rành bệnh viện và các bác sĩ ở đó. Ông chủ quán tên là Hai Trang, nhưng người quen thì gọi là Út Trà Đá, một cái tên ấn tượng, vì ông thích uống trà đá!
Lúc đó đã 2 giờ chiều. Nắng chói chang. Nhìn ông VIP cứ lấy khăn lau mặt mà tôi thấy … tội nghiệp. Thật ra thì tôi cũng có hơn gì ông ấy, tôi cũng thấy nóng lắm chứ, mặt đỏ cả, nhưng cũng làm gan để là dân địa phương nên không lên tiếng than gì cả. Anh Đ có lẽ biết ý nên kêu bia ra uống trước, nói chuyện trên trời dưới đất, rồi mới tới ăn sau. Thử tưởng tượng, một buổi trưa hè, trước một bãi biển đẹp rợn người, bên cái quán cóc này, mà có bia uống thì có lẽ cũng đành quên đời, đáng bỏ lại những bươn chải trong đời sống để hưởng một vài giờ thần tiên lắm chứ.
Món ăn đương nhiên là toàn hải sản, bởi vì quán chỉ có bán hải sản chứ không có gì khác. Mà, hải sản tươi, chứ không phải để trong tủ lạnh cả tháng trời như ở Úc đâu nhé. Mực tươi, cá tươi, tôm tươi, sò tươi, và nhất là con gì tròn tròn đen có gai dài khi nướng lên ăn gạch rất ngon. Ông VIP nói ở bên Ý cũng có con này, nhưng họ ăn sống chứ không nướng. Hôm đó, bữa ăn bình dân mà còn rất vui vì được chính ông chủ quán Út Trà Đá cầm đờn ca cải lương cho khách nghe. Nghe nói ông chủ quán là dân rất văn nghệ, nên khi có khách đông là ông thích cầm đờn ngồi ca cải lương tài tử vừa thể hiện văn nghệ tính của mình, vừa giúp vui cho thực khách. Thú thật, tôi rất ấn tượng với hình ảnh một người nghệ sĩ tài tử cầm đàn ca hát cải lương giữa nơi biển cả mênh mông này. Tôi hứa trong lòng lần sau sẽ quay lại quán này để không phải chỉ ăn mà muốn nghe cải lương.
Tôi có “thăm” nhà vệ sinh của quán và thấy còn quá thô sơ. Tôi không dấu được cảm tưởng của mình, nên tôi nói nhỏ với chủ quán là nên xây lại cái nhà vệ sinh cho sạch sẽ hơn và kín đáo hơn, chứ để như thế này thì khách Tây rất ngại. Ông cầm tay tôi và nói lời cảm ơn rối rít.
Ăn và làm
Ăn uống xong, chúng tôi lên xe đi vài chỗ tham quan khác, rồi về khách sạn Thiên Hải Sơn ở Dương Đông. Khách sạn không phải loại sang gì, nhưng hình như cũng tiêu chuẩn 3 sao, rất sạch sẽ, và rộng. Khách sạn có cả hệ thống wifi mà nhiều khách sạn Tây phương 4 sao còn không có (hay có mà charge cái giá trên trời để khách không ai dám sử dụng). Check-in phòng xong thì trời cũng đã xế chiều. Nói chuyện một hồi thì trời cũng tối. Thấy biển là tôi muốn nhảy xuống tắm rồi. Thành ra, tôi đề nghị M và một anh bạn từ Hà Nội đi … tắm. Ai cũng tưởng tôi điên, vì trời tối rồi, cũng 7 giờ gì đó mà đi tắm thì quả là hơi bất thường. Nhưng tôi nói mình chỉ còn ở đây đêm nay, còn ngày mai thì có chương trình đi và trưa thì về Rạch Giá rồi, không tắm đêm nay thì sẽ không có cơ hội gần nữa. Thế là 3 người đi tắm biển. Biển mênh mông, rất êm, trời tối như mực, nhưng chỉ có … 3 đứa chúng tôi. Thật là thích, vì chẳng ai quấy rầy, và mình tha hồ thả hồn theo con nước.
Tắm xong thì lại đến giờ đi nhậu, ăn tối. Chúng tôi kéo nhau đến một quán ở trên một khách sạn khác. Quán này khá sang trọng, và đồ ăn thật ngon. Vẫn “món ruột” của Phú quốc là hải sản. Tôi chỉ thích món gỏi cá trích, và hôm đó tôi thật sự thích món này. Loại cá này phải ở Phú Quốc thì mới ngon. Cá chích ướp với củ hành tím và dầu cùng nước cốt chanh, cuốn với bánh tráng và rau sống, chấm nước mắm chua ngọt, thì không cần nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao, ta cứ thưởng ngày hôm nay cái đã. Lúc đó, câu nói “Xin cho con một ngày dùng đủ” nó hợp thời hợp cảnh làm sao! Ngay cả ông VIP người Ý lần đầu ăn cá này mà ông ấy cũng khen ngon. Không ngon sao được, nếu so với mấy món bánh tằm của Ý hay món pizza thì gỏi cá trích phải ngon hơn cả triệu lần.
Trên bàn tiệc, qua trao đổi, tôi mới phát hiện là “phe ta” chưa chuẩn bị gì cho buổi làm việc ngày thứ Hai! Tôi nói với anh Đ là mình phải tỏ ra chuyên nghiệp (professional) trong lần làm việc này với ông Ý này. Tôi đề nghị là phải thảo một lịch trình làm việc cho ông ấy vào ngày thứ hai, cụ thể từng giờ và phút, như giờ nào ai đón ông ta ở khách sạn; giờ nào ăn sáng, ở đâu; giờ nào làm việc ở khoa nào, gặp ai; giờ nào ăn trưa, ở đâu; và giờ nào ông ấy sẽ ra phi trường, v.v… Ngoài ra, còn phải có hai phiên bản powerpoint, một bản tiếng Việt và một bản tiếng Anh, có đầy đủ thông tin y tế về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, về Kiên Giang, về bệnh viện, v.v… Mục tiêu là làm sao phải chứng minh cho thấy đây là vùng nghèo và thiệt thòi, để ông ấy thấy tài trợ vào đây là đúng chỗ. Mà, tôi thật sự tin là vùng quê tôi là vùng nghèo, nên tôi dù có lên trời xuống biển, tôi cũng phải chứng minh cho được điều đó.
Thế nhưng cái khó là chưa có ai chuẩn bị gì cả. Cũng chẳng có thông tin gì cả, hay có thông tin nhưng chưa thật sự thích hợp mấy. Thế là tôi bàn với anh Đ và M là khi về khách sạn, chúng ta phải làm việc đêm nay chứ không ngủ trước 12 pm được. Một điều rất may mắn là như tôi đề cập trên khách sạn có wifi, và thế là đêm đó, tôi và M ngồi trong phòng tôi, 2 cái laptop làm việc tưng bừng. M đi tìm tài liệu trên net, cùng với tôi soạn phần tiếng Việt, sau đó chuyển sang phần tiếng Anh. Ấy thế mà đến gần nửa đêm, chúng tôi soạn xong hai bài nói chuyện trên powerpoint bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Phần trình bày đẹp, chuyên nghiệp, chuẩn quốc tế, từ câu chữ đến số liệu, biểu đồ đều rất “chiến lược”. Tôi có một đêm ngủ yên giấc, và thấy mình cũng đạt được “outcome” cho ngày sắp tới. Đúng như tôi dự đoán, buổi làm việc ngày thứ Hai diễn ra ở bệnh viện rất tốt. Ông VIP cứ nói với tôi rằng ông ấy đi làm việc ở Việt Nam cũng nhiều, nhưng đây là lần làm việc “methodical” (chữ của ông, có nghĩa là hệ thống) nhất và chuyên nghiệp nhất.
Chó, nước mắm và bảo tàng Phú Quốc
Sáng hôm sau, chúng tôi đến tham quan khu nuôi chó Phú Quốc, một nhà sản xuất nước mắm, và một viện bảo tàng tư nhân. Chó Phú Quốc là một giống chó đặc biệt từ đặc tính hình thể đến tính thông minh. Chó Phú Quốc có lông xoáy trên lưng và chân có màng như chân vịt, tuy thân hình không to nhưng nhìn rất cường tráng. Điều đặc biệt là chó Phú Quốc có khả năng bơi lội giỏi và săn bắt giỏi. Có người từng mua chó Phú Quốc về nuôi ở đất liền, nhưng hình như không mấy thành công vì chúng không thích nghi với môi trường đất liền và tỉ lệ tử vong rất cao. Nói chuyện với người chủ trại nuôi chó Phú Quốc, anh nói không ai biết nguồn gốc của chó Phú Quốc đến từ đâu. Có người nói là từ Thái Lan từ khoảng 400 năm trước, nhưng các chuyên gia cho rằng giả thuyết này không thể đứng vững và cũng chẳng có bằng chứng nào phù hợp với giả thuyết đó. Theo tôi, chỉ có một cách là phân tích gien. Chỉ có thể phân tích gien, chúng ta mới biết hay ít ra là truy tầm được nguồn gốc của chó Phú Quốc.
Một con chó Phú Quốc
Đến Phú Quốc mà không ghé qua mua vài chai nước mắm thì quả là một thiếu sót. Do đó, trong chuyến đi ngắn ngủi này, tôi tranh thủ ghé qua một hãng làm nước mắm nổi tiếng ở Phú Quốc (mà tôi đã quên tên). Chúng tôi được người làm trong hãng dẫn đi cho xem cách làm nước mắm ra sao và cách pha chế như thế nào. Vào phòng làm nước mắm, với những cái thùng khổng lồ, mùi hôi rất khó chịu lúc ban đầu, nhưng chỉ vài phút sau thì cũng … thích ứng.
Nước mắm là món quốc hồn quốc túy của Việt Nam, là một đặc trưng văn hóa ẩm thực của ta. Ấy thế mà chẳng hiểu sao khi người ta nói đến nước mắm, người ta lại cười và xem đó như là một cái gì hôi thúi! Tại sao không đặt nước mắm vào một vị trí trang trọng trong bữa ăn người Việt? Phải cho mấy anh Tây thấy mấy anh ấy ăn được nước mắm là một vinh dự. Đó cũng chính là điều tôi nói với tay VIP hôm đó. Khi vào nhà chứa nước mắm, ông ấy đưa tay lên bịt mũi và than là hôi; tôi hơi nóng mặt nên mới nghiêm mặt nói với ông ấy là (có chút phịa): Mày biết không, được vào đây là một đặc quyền đó nghen mày, ngày xưa chỉ có quan mới được ăn một húp nước mắm và phải sử dụng chén kiểu cho thật tốt, chứ chén thường thì không xứng đáng với nước mắm. Hắn ta nhìn tôi ngạc nhiên: thế cơ à? Tôi thản nhiên nói: Ừ, đương nhiên.
Theo tôi thấy, nước mắm Phú Quốc ngon hơn nước mắm Phan Thiết, có lẽ vì cách làm và bảo quản. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ cá cơm, và một công thức “6 cá + 4 muối” (hay 4 cá + 6 muối, tôi quên rồi) có từ 200 năm qua. Còn nhớ những năm Việt Nam còn bị cấm vận và nghèo đói, hàng hóa Việt Nam chưa xuất khẩu ra nước ngoài, các công ti Thái Lan đua nhau dán những nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc, cá cơm Phú Quốc, v.v… mà họ viết sai chính tả (có lẽ do ai đó bày cho họ cách viết như thế), nhưng vẫn được đồng hương Việt ngoài này mua rất nhiều. Thời đó, chỉ thấy hai chữ “Phú Quốc”, dù viết sai chính tả, là tôi thấy cũng gần nhà rồi. Thành ra, chúng tôi cũng “cúng” khá nhiều cho các con buôn Thái Lan mượn tên Việt Nam.
Một hãng làm nước mắm ở Phú Quốc
Tuy nhiên, điều đáng buồn là cho đến nay, dù nước mắm Phú Quốc đã xuất khẩu ra ngoài, nhưng vẫn chưa chiếm lĩnh thị trường nước ngoài nơi mà hàng Thái Lan đã và đang “làm mưa làm gió”. Tôi thấy một phần là do chiến lược tiếp thị (maketing strategy) của các công ti Việt Nam chưa được tốt, một phần do cách làm ăn chụp dựt và gian dối của người Việt Nam, một phần nữa là giá cả hơi … chảnh, nên dần dần mất ngay cả lòng tin của ngườii Việt. Không biết bao giờ nước mắm Phú Quốc mới lấy lại thương trường cho xứng danh với thương hiệu đã có trên 200 năm qua. Đó là một câu hỏi lớn mà câu trả lời cho đến nay vẫn chưa có.
Điều làm tôi thấy thú vị là người Phú Quốc đã bắt đầu biết duy trì hiện vật và chứng từ của đảo trong thời đại kinh tế thị trường đang ùa vào như hiện nay. Đi một vòng trung tâm bảo tàng tư nhân, trên một con đồi thoi thoi, tôi thấy như là một hành trình về quá khứ. Tôi nghĩ / tưởng tượng đến những tiền nhân đến đây lập nghiệp từ những 200 năm trước khi vùng đất này thuộc về Việt Nam … Thời đó, chắc chắn những người khai khẩn ở đây rất cực khổ, ấy thế mà bây giờ chẳng thấy một con đường nào hay một khu phố ghi danh họ cả.
Hôm đó, trong nhà bảo tàng, tôi tình cờ bắt chuyện với một cô hướng dẫn người … Huế. Tôi hỏi sao em lưu lạc từ Huế vào đây, theo nhà hay theo tiếng gọi của tình yêu, thì em cười rất Huế nói rằng em chỉ tìm được việc làm là đi … nam tiến. Thế thôi. Ngày nay, Phú Quốc có khoảng 80.000 dân, và người dân cũng đến từ “tứ xứ”, từ Bắc, Trung, Nam ra đây định cư và tìm cơ hội. Phú Quốc hôm nay vẫn còn nghèo, nhưng với những con người mới như em này, hi vọng nay mai Phú Quốc sẽ thay da đổi thịt trở thành phồn thịnh hơn.
Nhưng đó chỉ là hi vọng thôi, bởi vì trong thực tế thì Phú Quốc đã bị bán rồi. Chữ “bán” là chữ của anh tài xế lái xe hôm đó, nhân dịp rảnh rổi tôi lân la hỏi chuyện. Anh cho biết anh là người địa phương, thế hệ thứ tư ở đây, nhưng mấy năm gần đây, có quá nhiều đại gia từ Hà Nội và Sài Gòn, kể cả chính khách và quan chức lớn, ra đây mua hết đất. Hầu hết những khu đất gần biển đều được bán cho các đại gia này. Nhiều khách sạn sang trọng đang được xây dựng không phải của dân địa phương mà của các đại gia đó. Điều này làm tôi nhớ đến câu nói của anh chàng Tây ba lô tôi đề cập lúc đầu là nay mai có thể người dân Phú Quốc không còn bãi biển công cộng để tắm. Người ta đã chia chác nhau hết rồi. Có lẽ đây là hệ quả của chính sách qui hoạch của chính quyền trung ương và địa phương.
Tính về diện tích, Phú Quốc không nhỏ chút nào, vì tương đương với Singapore, và tài nguyên thì chắc hơn Singapore. Thế nhưng tôi vẫn không muốn Phú Quốc là một Singapore như nhiều người mong muốn; tôi chỉ muốn Phú Quốc với thiên nhiên như ngày hôm nay, với nhiều trường học và bệnh viện hơn, và người dân khá hơn.
Tôi cũng từng nằm võng này một vài phút
"Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"
Thần tiên: cảnh nhìn từ phòng khách sạn
Câu cá
Thuyền về bến
Thuyền đổ bến
Hoàng hôn Phú Quốc (đẹp mê hồn)
Hoàng hôn trên đảo ngọc
(S.T)